Trên thị trường tài chính, đòn bẩy chính là số tiền nhà đầu tư vay từ các nhà môi giới/sàn giao dịch cùng với số tiền trong tài khoản (Margin: Ký quỹ) để có thể mở các vị thế lớn hơn khi giao dịch trên thị trường. Theo đó, các nhà đầu tư có thể linh hoạt hơn trong việc giao dịch với số vốn ít mà vẫn có thể thu được lợi nhuận cao hơn. Trong bài viết này, QLV sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về đòn bẩy và lên chiến lược giao dịch với đòn bẩy phù hợp.
Đòn Bẩy là gì?
Đòn bẩy thường được biểu thị dưới dạng bội số hoặc tỷ lệ. Giả sử tỷ lệ đòn bẩy là 1:100, nghĩa là tổng số tiền nhà đầu tư có thể giao dịch gấp 100 lần số tiền gốc trong tài khoản (với giao dịch CFD, tỷ lệ đòn bẩy có thể lên đến 1:2000). Mặc dù tiền gốc (tiền ký quỹ) của nhà đầu tư chỉ là một phần nhỏ của tổng giá trị giao dịch, thì lợi nhuận hoặc thua lỗ từ giao dịch (P/L) vẫn được tính trên tổng giá trị giao dịch, vì thế tỷ lệ P/L cũng được khuếch đại lên đáng kể.
Dưới đây là một ví dụ về việc đòn bẩy có thể ảnh hưởng đến tiềm năng lợi nhuận hoặc thua lỗ:
- Nếu nhà đầu tư mua $1,000 giá trị tài sản với $1,000 và không áp dụng đòn bẩy, bạn kiếm được $10 lợi nhuận khi giá trị tài sản tăng 1%. Ngược lại, nhà đầu tư cũng có khả năng sẽ thua lỗ $10, tương đương với 1% số tiền gốc của $1,000.
- Nhưng nếu nhà đầu tư cũng đầu tư $1,000 và áp dụng đòn bẩy gấp 10 lần, nhà đầu tư có thể mua tài sản với giá trị $10,000. Vì vậy, nếu giá tài sản tăng 1% nhà đầu tư sẽ kiếm được lợi nhuận $100 hoặc sẽ có khả năng thu lỗ $100.
Như vậy, đòn bẩy được sử dụng để khuếch đại kết quả giao dịch của các nhà đầu tư. Có thể thấy từ ví dụ, đòn bẩy 10x có thể khuếch đại khoản lời hoặc khoản lỗ tiềm năng từ 1% lên đến 10%.
Mối quan hệ giữa Ký quỹ và Đòn bẩy
Ký quỹ là số tiền nhà đầu tư phải gửi cho nhà môi giới có thể bắt đầu giao dịch.
Khi giao dịch với đòn bẩy, tiền ký quỹ là vốn của nhà đầu từ, nói cách khác đó là tiền mà nhà đầu tư trả cho ngân hàng/nhà môi giới để có thể mở và duy trì các vị thế khi giao dịch. Mức ký quỹ (margin level) là tỷ lệ ký quỹ trên tổng khối lượng giao dịch (đơn vị: lots).
Mức ký quỹ =1/ tỷ lệ đòn bẩy
Nếu mức ký quỹ là 0,2% thì tỷ lệ đòn bẩy là (1/0,2%) = 500 lần.
Vốn của nhà đầu tư (ký quỹ) = tổng giá trị giao dịch/tỷ lệ đòn bẩy
Nếu nhà đầu tư muốn giao dịch một hợp đồng có giá trị $10,000 với đòn bẩy là 500 lần, anh ta cần ít nhất $20 tiền ký quỹ để mở và duy trì một vị thế giao dịch ($20 = $10,000 / 500 lần).
$20 là số tiền ký quỹ cần thiết ban đầu để mở 1 vị thế. Ngoài ra còn có một yêu cầu ký quỹ tối thiểu (còn được biết đến với tên margin call) trong các quy tắc chung khi giao dịch, chẳng hạn như 20% và 30%, mức này được thiết lập để đảm bảo rằng các nhà đầu tư ký quỹ buộc phải đóng lệnh khi đạt một mức thua lỗ nhất định.
Lấy một ví dụ về giao dịch ngoại hối. Một nhà đầu tư mua một hợp đồng tiêu chuẩn có giá trị 100,000 EURO khi tỷ giá EUR/USD ở mức 1,14. Nếu tỷ lệ đòn bẩy là 1:400, thì số tiền ký quỹ cần thiết cho khoản đầu tư là ($1,14 x 1 x 100,000 / 400) = xấp xỉ $285.
Ký quỹ = Giá thị trường x Số lot x Khối lượng hợp đồng/Đòn bẩy
Nếu yêu cầu ký quỹ tối thiểu cho hợp đồng này là 30%, nhà môi giới có quyền đóng hợp đồng Euro nếu lệnh giao dịch của nhà đầu tư đang lỗ dưới $85,5 ($285 x 30%). Có nghĩa là nhà đầu tư đang không đủ tiền ký quỹ để duy trì và thực hiện hợp đồng. Cần lưu ý rằng các nhà môi giới khác nhau có các yêu cầu và tiêu chí khác nhau để tính toán yêu cầu ký quỹ và thực hiện các điều khoản đóng hợp đồng của nhà đầu tư.
Có thể thấy từ công thức trên, yêu cầu ký quỹ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ đòn bẩy. Tỷ lệ đòn bẩy càng lớn thì yêu cầu ký quỹ càng ít và ngược lại. Tuy nhiên, tỷ lệ đòn bẩy cao hơn không có nghĩa là nhà đầu tư sẽ đặt giá trị ký quỹ ban đầu ít hơn. Trên thực tế, các nhà đầu tư có thể cần phải ký quỹ nhiều hơn khi cần thiết để đảm bảo rằng hợp đồng sẽ không bị kết thúc dễ dàng.
Ưu và nhược điểm khi giao dịch với đòn bẩy
Lợi thế vượt trội nhất của giao dịch đòn bẩy là nó có thể mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho các nhà đầu tư. Chỉ với vốn đầu tư thấp, nhờ đòn bẩy các nhà đầu tư sẽ có thể nắm bắt các cơ hội đầu tư tốt trên thị trường một cách dễ dàng và thuận tiện.
Tuy nhiên, khi một vị thế có tiềm năng gây lỗ, khoản lỗ có thể được nhân lên bởi đòn bẩy tương tự cũng giống như khi lợi nhuận được tăng lên. Nếu sử dụng đòn bẩy không phù hợp và không có chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả, đòn bẩy mang lại thêm nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư.
Khái niệm giao dịch với đòn bẩy hoặc giao dịch ký quỹ có điểm giống nhau là cả hai đều có cho phép nhà đầu tư tham gia thị trường với vốn đầu tư tương đối thấp có khả năng khuếch đại tiềm năng lợi nhuận, khiến chúng trở thành lựa chọn cực kỳ hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư khi lựa chọn sử dụng đòn bẩy cần nhận thức được các rủi ro có thể gây ra, nên kiểm soát cẩn thận mức độ sử dụng và xây dựng chiến lược phù hợp để tránh những tổn thất không đáng có.
Các nhà đầu tư nên xem xét các biện pháp sau để thiết lập chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả khi giao dịch bằng đòn bẩy.
Stop loss
Stop Loss giúp hạn chế khả năng thua lỗ của nhà đầu tư bằng cách đóng vị thế ở mức giá đã được thiết lập khi thị trường trở nên bất lợi. Nhà đầu tư có thể đặt Stop Loss theo giá thị trường hoặc đặt một phạm vi hoặc số lượng cụ thể.
Take profit
Chốt lợi nhuận (Take Profit) cho phép các nhà đầu tư tự thiết lập lệnh đóng các vị thế và thu lợi nhuận khi đã đạt được mục tiêu lợi nhuận. Điều này giúp bạn không bỏ lỡ cơ hội giao dịch lý tưởng trong trường hợp nhà đầu tư quá bận rộn để giao dịch.
Bảo vệ số dư âm
Trong một số trường hợp hiếm hoi khi giá trị ròng trong tài khoản của nhà đầu tư trở nên âm do điều kiện thị trường, một số nhà môi giới có thể chịu khoản lỗ của nhà đầu tư và thiết lập lại giá trị tài khoản ròng của nhà đầu tư về thành 0.
Giao dịch đòn bẩy là một con dao hai lưỡi, có thể khuếch đại lợi nhuận và thua lỗ. Nhà đầu tư cần có kiến thức vững chắc và phải có chiến lược quản lý rủi ro hợp lý khi giao dịch.
Bài viết liên quan: Stop Loss – 95% Trader Thua Cuộc Vì Không Hiểu Về Nó
Theo ZFX
——
Cảnh báo rủi ro: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo vào không thể hiện quan điểm của site Quản Lý Vốn (QLV). QLV không chịu bất kỳ hình thức tổn thất nào gây ra bởi bất kỳ họat động giao dịch nào được thực hiện theo bài viết này. Hãy vững vàng trong suy nghĩ của bạn và kiểm soát rủi ro tương ứng.
Để lại bình luận